Nội dung chính của bài viết....
Có thể copy/paste từ nhiều nguồn, ví dụ: word, website khác...
Theo Tiến sĩ Pavithra, Trưởng khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Manipal (Ấn Độ), thanh long chứa chất chống oxy hóa betacyanins và betaxanthin. Các hợp chất này trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, giúp giảm tổn thương tế bào. Chất chống oxy hóa có lợi trong việc ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm như viêm do bệnh gout, tiểu đường và các dạng viêm khớp khác.
Hàm lượng flavonoid và chất chống oxy hóa cao trong loại quả này cũng có thể ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương tuyến tụy, giúp bảo tồn các tế bào beta và chức năng của tuyến tụy. Betacyanin có trong lớp bao bên ngoài quả thanh long giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn không quá 100 g thanh long mỗi ngày để tránh tình trạng đột biến lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm cân. Thanh long khá lành tính, không có tác dụng phụ. Loại trái cây này có thể được sử dụng trực tiếp khi vừa thu hoạch, đông lạnh, làm trái cây sấy khô, kem trái cây, hỗn hợp trái cây, salad ăn kèm và nước tăng lực có hương vị. Lượng đường và calo trong mỗi món ăn chứa thanh long sẽ khác nhau. Do đó, người bệnh tiểu đường cần chú ý đến các chỉ số trước khi sử dụng. Với thanh long đã qua chế biến và bảo quản, chỉ số đường huyết cũng có thể bị biến đổi.
Tải hình ảnh lên
Có thể thêm video youtube